-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
» Xem thêm Bệnh đái tháo đường là gì
Đăng bởi Công ty TNHH Nutimed 26/06/2018
1. Tìm hiểu về đái tháo đường:
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) xảy ra khi TUYẾN TỤY không tạo ra đủ INSULIN, hoặc insulin hoạt động không hiệu quả, do vậy glucose không thể hấp thu vào các tế bào, nó vẫn ở trong máu và không được chuyển thành năng lượng.
Kết quả là càng lúc càng có nhiều glucose bị đào thải khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Do bạn phải đi tiểu đường thường xuyên hơn nên sẽ cảm thấy khát nước, sụt cân và cảm giác mệt mỏi.
2. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường típ 2:
Bệnh đái tháo đường típ 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng điều chỉnh đường huyết, huyết áp và mỡ máu. Trước đây, đái tháo đường típ 2 chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi những ngày nay, càng lúc càng có nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh.
Đái tháo đường típ 2 là do nhiều yếu tố phối hợp với nhau gây nên, cho nên không thể biết chính xác bạn bị bệnh là do đâu.
Yếu tố nguy cơ nằm ngoài khả năng kiểm soát |
Yếu tố có thể kiểm soát |
|
|
Cho dù ở hoàn cảnh nào thì bệnh đái tháo đường sẽ không bao giờ khỏi được, nhưng bạn có nhiều cách để chung sống hòa bình với nó khi đã chẩn đoán ra.
3. Triệu chứng phát hiện bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường khởi phát âm thầm. Trong giai đoạn đầu bệnh có thể không có triệu chứng dễ bị người bệnh bỏ qua. Và bệnh chỉ được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ hay khám mắt.
Những triệu chứng sau đây có thể giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh đái tháo đường sớm nhất có thể:
- Khát nước và tiểu nhiều, đặc biệt dễ nhận biết nhất là vào ban đêm.
- Thị lực không tốt, nhìn mờ.
- Dễ bị viêm bàng quang và nhiễm nấm âm đạo, do glucose trong nước tiểu sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển.
- Mệt mỏi, cáu gắt.
- Sút cân nhanh.
- Đói nhanh.
- Vết thương lâu lành.
- Ngứa ran, tê bì cùng với các cơn đau nóng bỏng hoặc sưng ở bàn tay, bàn chân.
4. Các biến chứng lâu dài của bệnh đái tháo đường típ 2
- Đột quỵ
- Mắt
- Tim mạch
- Thận
- Dây thần kinh
Bạn có nguy cơ cao bị 2 nhóm biến chứng chính: biến chứng tim mạch (biến chứng ở mạch máu lớn) và biến chứng ở mắt, bàn chân, thận, dây thần kinh (biến chứng ở mạch máu nhỏ).
Các biến chứng cần một khoảng thời gian ít nhất là 5- 10 năm để tiến triển nhưng điều này có thể gây ngộ nhận bởi vì người bệnh có thể bị đái tháo đường típ 2 đã lâu mà không biết, và đến khi chẩn đoán ra bệnh thì đã có biến chứng rồi.
Bệnh tim và hệ tuần hoàn |
- Đái tháo đường típ 2 đặc biệt liên quan đến cao huyết áp và cholesterol máu cao. Hai yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
|
Biến chứng ở mắt ![]() |
- Khi được chẩn đoán ra bệnh đái tháo đường, thì có thể người bệnh đã bị chứng nhìn mờ. Triệu chứng này có liên quan đến tình trạng đường huyết cao và có tính tạm thời. Khi đường huyết giảm, thì thị lực cũng trở lại bình thường. - Nếu không kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, người bệnh có thể mắc phải một trong những biến chứng của bệnh lý võng mạc như:
|
Biến chứng ở thận
![]() |
- Huyết áp cao và đường huyết cao kéo dài nhiều năm có thể làm hư hại hệ thống lọc nước tiểu của thận. Nếu không điều trị, tổn thương này có thể lan rộng làm quả thận không còn hoạt động tốt. - Trong quy trình kiểm tra đái tháo đường định kỳ, bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu 1-2 lần mỗi năm để tìm sự hiện diện của protein (dấu hiệu cho biết thận bị tổn thương) cũng như xét nghiệm HbA1c 2 lần mỗi năm. |
Biến chứng ở bàn chân ![]() |
- Đường huyết cao trong một thời gian dài có thể làm giảm lượng máu nuôi đến chân và làm hư hại các dây thần kinh, dẫn đến giảm cảm giác ở bàn chân. - Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. - Những cảm giác và triệu chứng thường gặp ở chân khi mắc bệnh:
|
Rối loạn cương dương ![]() |
- Đái tháo đường gây nên các tổn thương ở mạch máu, dây thần kinh và thiếu máu cung cấp nên có ảnh hưởng đến khả năng cương ứng dương vật của bạn. Tuy nhiên, rối loạn cương dương còn có thể do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn bêta (điều trị cao huyết áp).
|
Những biến chứng khác |
- Tăng sinh mỡ có thể làm đường huyết dao động từ ngày này qua ngày khác bởi vì insulin bị các khối mỡ giữ lại và không được hấp thu vào máu đúng cách. Đây là biến chứng khi bạn tiêm insulin vào một chỗ trong nhiều năm liền, nhưng đôi khi nó có thể xuất hiện chỉ sau vài tháng. - Có thể phòng ngừa tình trạng tăng sinh mỡ bằng cách luân phiên thay đổi chỗ tiêm. - Nếu không tiêm vào khối mỡ, thì chúng sẽ dần dần nhỏ đi và biến mất - Bệnh lý thần kinh tự chủ là một rối loạn thường trực ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối các bộ phận cơ thể mà bạn không điều khiển được bằng ý thức. Đó là các dây thần kinh điều hòa nhiệt độ, nhịp tim và tiêu hóa. - Bệnh lý thần kinh tự chủ có rất nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường gặp là:
|
Xem thêm các sản phẩm khác của shop TẠI ĐÂY.
Chia sẻ: