-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
MẤT NƯỚC VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Đăng bởi Công ty TNHH Nutimed 04/08/2018
Những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ lớn bị mất nước do mức đường huyết cao dẫn tới lượng nước trong cơ thể giảm.
Đái tháo nhạt, một dạng của bệnh tiểu đường không liên quan đến đường huyết cao, cũng có nguy cơ mất nước lớn.
Các triệu chứng của tình trạng mất nước
Các triệu chứng của tình trạng mất nước bao gồm:
- Khát nước
- Đau đầu
- Khô miệng và khô mắt
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Nước tiểu có màu vàng đậm
Các triệu chứng của tình trạng mất nước nghiêm trọng
- Huyết áp thấp
- Mắt bị lõm
- Nhịp tim yếu và/hoặc nhịp tim nhanh
- Mê man
- Hôn mê
Những nguyên nhân và yếu tố góp phần dẫn đến mất nước
Những yếu tố sau đây góp phần dẫn tới mất nước. Có nhiều những yếu tố này vào cùng lúc có thể tăng nguy cơ bị mất nước:
- Uống không đủ nước
- Thời tiết nóng bức
- Tập luyện vất vả
- Chỉ số đường huyết cao
- Uống rượu
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Bệnh đái tháo nhạt
Mất nước và chỉ số đường huyết
Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết trong một thời gian dài, thận của chúng ta sẽ cố gắng đào thải một phần của lượng glucose dư thừa ra khỏi máu và bài tiết chúng dưới dạng nước tiểu .
Trong lúc thận lọc máu theo cách này, nước cũng đồng thời bị thải ra khỏi máu và cần được bổ sung. Đây là lý do tại sao chúng ta có xu hướng cảm thấy khát khi đường huyết tăng quá cao.
Nếu uống nước, chúng ta có thể giúp bù nước cho máu. Một phương pháp khác mà cơ thể sử dụng là lấy từ các nguồn nước khác có sẵn bên trong cơ thể, chẳng hạn như nước bọt, nước mắt và lấy nước được lưu trữ từ các tế bào của cơ thể.
Đây là lý do tại sao chúng ta có thể bị khô miệng và khô mắt khi chỉ số đường huyết của mình lên cao.
Nếu chúng ta không thể bổ sung nước, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc loại đường khỏi máu qua nước tiểu và có thể dẫn tới tình trạng mất nước nhiều hơn khi cơ thể lấy nước từ các tế bào trong cơ thể chúng ta.
Điều trị mất nước
Tình trạng mất nước có thể được điều trị bằng việc uống các loại dung dịch. Nước là lý tưởng nhất vì nó không có đường. Nếu mất nước nặng hơn và bạn cần hỗ trợ y tế, bạn có thể được bổ sung thêm các chất điện giải (muối) có thể bị mất đi trong cơ thể do mất nước.
Nếu mất nước đi kèm với tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao), uống nước có đường như nước trái cây hoặc đồ uống có ga có thể làm nghiêm trọng thêm vấn đề.
Tùy thuộc vào phác đồ điều trị của bạn, việc chủ động giảm chỉ số đường huyết có hoặc không thể xảy ra.
Những người tự điều chỉnh của mình chỉ nên dùng thêm hóc môn tuyến tụy nếu bác sĩ của họ cảm thấy thoải mái với hành động này.
Nếu có bất kì thắc mắc gì về cách điều trị mất nước hay đường huyết cao, liên hệ với bác sĩ của bạn.
Mất nước và đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là một dạng đặc biệt của bệnh tiểu đường mà trong đó cơ thể không thể điều hòa lượng nước trong cơ thể một cách chính xác.
Không như các loại bệnh tiểu đường khác, đái tháo nhạt không có quan hệ gì tới chỉ số đường huyết cao hơn bình thường.
Các triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt bao gồm thải ra một lượng lớn nước tiểu và cảm thấy cực kì khát.
Nếu cơ thể thải ra quá nhiều nước tiểu, tình trạng mất nước có thể xảy ra. Trong bệnh đái tháo nhạt, có thể điều trị mất nước bằng cách uống các dung dịch.
Các bệnh nhân đái tháo nhạt có thể được khuyên uống một lượng nước nhất định hàng ngày và sử dụng những dung dịch đặc biệt có chứa các chất điện giải nếu có xảy ra tình trạng mất nước.
Mất nước và suy thận
Thận phụ thuộc vào đủ lượng nước trong máu để hoạt động bình thường. Do đó, mất nước kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận. Tình trạng mất nước mãn tính có thể dẫn tới suy thận và làm tình trạng nghiêm trọng hơn nếu chức năng thận hiện tại của bạn đang bị suy giảm.
Mất nước và nhiễm ceton acid
Ở những bệnh nhân tiểu đường, mất nước có thể là triệu chứng của mức đường huyết rất cao. Với những bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc vào hóc môn tuyến tụy, lượng ceton có thể lên đến mức nguy hiểm khi đường huyết tăng cao.
Sự kết hợp của mức ceton cao (nhiễm ceton acid) và mất nước có thể đặc biệt nguy hiểm và có thể dẫn tới hôn mê đái tháo đường nếu không được điều trị ngay lập tức.
Quỹ đái tháo đường Anh khuyến cáo rằng những bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc vào hóc môn tuyến tụy nên kiểm tra ceton nếu chỉ số đường huyết tăng quá 15 mmol/l.
Mất nước và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm cetone
Kể cả ở những người không phụ thuộc vào hóc môn tuyến tụy, mất nước và chỉ số đường huyết cao vẫn có thể gây nguy hiểm. Quỹ đái tháo đường Anh khuyến cáo rằng hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm cetone (HNNS) có nhiều khả năng xảy ra nếu mức đường huyết lên tới 40 mmol/L.
Nguồn: tieuduong365.vn tổng hợp và biên dịch
Xem thêm các sản phẩm khác của shop TẠI ĐÂY.
Chia sẻ: